Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 9 2018 lúc 7:30

Đáp án D

- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.

- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chiu tác động bởi nhiều nhân tố

+Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi… 

Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.  Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi. 

 +Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… 

Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi…  Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình.   Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức đấu tranh với nhiều hình thức phong phú nhưng chủ yếu vẫn là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù…. Mọi đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân… 

=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.

Bình luận (0)
mini star
Xem chi tiết
Pham Anhv
5 tháng 11 2023 lúc 9:11

1.Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?
A."Lục địa mới trỗi dậy"
B."Lục địa bùng cháy"
C."Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất"
D."Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy"

 

2.Sau khi giành được độc lập ,các nước Châu Á đã phát triển kinh tế,một số nước trở thành "con rồng Châu Á".Đó là nước nào?
A.Hàn Quốc,Nhật Bản                                 
B.Nhật Bản,Xin-ga-po
C.Hàn Quốc                                                 
D.Hàn Quốc,Xin-ga-po

 

3.Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào? 
A.Từ 1945-1946
B.Từ 1946-1947
C.Từ 1947-1948
D.Từ 1945-1949

Bình luận (2)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 2 2018 lúc 16:24

Đáp án C

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 8 2018 lúc 8:21

Đáp án cần chọn là: D

Ngày 1-1-1959, chế độ Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Đây là cuộc cách mạng đầu tiên ở khu vực Mĩ Latinh lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ, thiết lập chính phủ dân chủ. Từ đó có tác dụng cổ vũ, tạo điều kiện để phong trào đấu tranh- đặc biệt là đấu tranh vũ trang phát triển, đưa Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy” trong những năm 60, 70 của thế kỉ XX.

 

Bình luận (0)
Hiền
Xem chi tiết
Bình Trần
30 tháng 5 2021 lúc 18:02

Phong trào giải phóng dân tộc là phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.

Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Xuất hiện các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt tư tưởng và nhân sự của Đệ Tam Quốc tế, đứng đầu là Liên Xô.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải từ bỏ thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Theo những người cộng sản, Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh giành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), châu Mỹ Latin.

Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã giành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước châu Phi và một số nước ở châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.

Bình luận (0)
trnh quang tung
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 6 2021 lúc 20:21

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh?

A. Vì 17 nước châu phi giành độc lập

B. Vì Liên Xô hậu thuẫn chống Mĩ

C. Vì chủ nghĩa thực dân suy yếu và phong trào cách mạng ở châu Á cổ vũ.

D. Vì châu phi là “lục địa mới trỗi dậy”.

Bình luận (0)
弃佛入魔
7 tháng 6 2021 lúc 20:22

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh?

A. Vì 17 nước châu phi giành độc lập

B. Vì Liên Xô hậu thuẫn chống Mĩ

C. Vì chủ nghĩa thực dân suy yếu và phong trào cách mạng ở châu Á cổ vũ.

D. Vì châu phi là “lục địa mới trỗi dậy”.

Bình luận (0)
弃佛入魔
7 tháng 6 2021 lúc 20:22

Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh?

A. Vì 17 nước châu phi giành độc lập

B. Vì Liên Xô hậu thuẫn chống Mĩ

C. Vì chủ nghĩa thực dân suy yếu và phong trào cách mạng ở châu Á cổ vũ.

D. Vì châu phi là “lục địa mới trỗi dậy”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 6 2018 lúc 1:53

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới hai, với những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau " bằng việc xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Điển hình là việc thiết lập nên chế độ độc tài Batixta ở Cu Ba. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 4 2017 lúc 18:15

Đáp án B

Sau chiến tranh thế giới hai, với những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau " bằng việc xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Điển hình là việc thiết lập nên chế độ độc tài Batixta ở Cu Ba. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
3 tháng 5 2019 lúc 17:33

Chọn đáp án B

Sau chiến tranh thế giới hai, với những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau " bằng việc xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Điển hình là việc thiết lập nên chế độ độc tài Batixta ở Cu Ba. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 1 2017 lúc 10:16

Chọn đáp án C

Sau chiến tranh thế giới hai, với những ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành "sân sau " bằng việc xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Điển hình là việc thiết lập nên chế độ độc tài Batixta ở Cu Ba. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba (1959) đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh – các nước Mĩ latinh thấy ở cách mạng Cuba tấm gương sáng về một dân tộc dù bé nhỏ nhưng vẫn có thể đánh thắng một đế quốc đầu sỏ nằm ngay sát cạnh để giải phóng dân tộc, về những phương thức đấu tranh cách mạng để đánh đổ kẻ thù v.v… Cũng từ đó, cơn bão tạp cách mạng (mà hình thức chủ yếu là đấu tranh vũ trang) đã bùng nổ ở Mĩ latinh và khu vực Mĩ latinh trở thành “lục địa bùng cháy”.

Bình luận (0)